Việt Nam sẽ có 10 tỉ phú USD và 2 triệu doanh nghiệp
Theo trung tá Mã Minh Chiến, Phó trưởng Phòng CSHS Công an tỉnh Sóc Trăng, thời gian qua, người dân TX.Ngã Năm và các địa phương lân cận liên tục đến công an trình báo các vụ bị trộm cắp tài sản là vỏ lãi composite, xuồng máy, đầu máy xăng, máy dầu, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gạo, bia, lúa giống, hàng tạp hóa...Từ đó, Ban giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Phòng CSHS phối hợp công an các địa phương khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh, truy bắt nghi phạm.Qua xác minh, nhận thấy có 2 băng nhóm có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản bằng thủ đoạn tinh vi, manh động, Phòng CSHS đã báo cáo, tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo, huy động nhiều lực lượng, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ.Qua quá trình điều tra, lực lượng công an đã triệt phá thành công 2 băng nhóm gây ra 44 vụ trộm cắp tài sản; đồng thời khởi tố 17 bị can.Trong đó, nhóm thứ 1 có 6 bị can, gồm: Trần Hồng Anh (40 tuổi), Lâm Công Minh (27 tuổi), Phan Thanh Phong (43 tuổi), Trầm Hửu Cường (29 tuổi), Nguyễn Hoàng Giang (44 tuổi, cùng ở TX.Ngã Năm, Sóc Trăng) và Văn Xuân Hiền (46 tuổi, ở H.Chợ Lách, Bến Tre).Thủ đoạn của nhóm này là lợi dụng đêm tối, đường vắng vẻ, nhà không có người để đột nhập vào trộm cắp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gạo, bia, lúa giống, hàng tạp hóa… Tại cơ quan công an, băng nhóm này khai nhận đã thực hiện trót lọt 12 vụ trộm tài sản, với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng.Nhóm thứ 2 có 11 bị can, gồm: Nguyễn Văn Nhí (32 tuổi), Đặng Văn Tính (21 tuổi), Nguyễn Hoàng Vũ (25 tuổi), Lê Văn Tuấn Em (24 tuổi), Lê Văn Tuấn (26 tuổi), Phùng Thanh Sang (36 tuổi), Đinh Quốc Bảo (28 tuổi), Hồng Văn É (28 tuổi), Tiền Văn Nghề (31 tuổi); Phạm Văn Chọn (40 tuổi) và N.V.T (16 tuổi, cho tại ngoại, cùng ở TX.Ngã Năm).Nhóm này thường sử dụng vỏ lãi composite cùng máy xăng công suất lớn và đi vào đêm khuya để trộm cắp tài sản. Tài sản nhắm đến là vỏ lãi composite, xuồng máy, đầu máy xăng, máy dầu, vật nuôi của người dân. Từ lời khai của các bị can, lực lượng công an đã làm rõ 32 vụ trộm cắp tài sản, thu giữ nhiều tài sản liên quan. Hiện, Phòng CSHS Công an tỉnh Sóc tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi trộm cắp tài sản của 2 băng nhóm nêu trên.Nỗ lực bài trừ hành vi dán trái phép tờ rơi quảng cáo
Núi Dinh Cố không cao lớn, hình dáng như một chiếc nón khổng lồ úp trên cánh đồng Tam An. Lên Dinh Cố, du khách vào miếu thắp hương. Theo người dân, khi Bà Cố qua đời, ngọn núi này trở nên linh thiêng, người dân, du khách thập phương đến đây dâng hương, cầu mong cuộc sống gặp nhiều may mắn, an lành, hạnh phúc.
Cuộc chạy đua kiểm soát vận hành trí tuệ nhân tạo
Mục đích việc này nhằm góp phần duy trì và phát huy giá trị văn hóa chợ truyền thống. Đại diện Phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương TP.HCM), cho biết Sở đang phối hợp với Sở TT-TT, ban hành kế hoạch liên tịch tổ chức tập huấn và thí điểm mô hình bán hàng trực tuyến tại chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM.
Chiều 10.3, tại cụm công nghiệp Tân An (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), Trung Nguyên tổ chức lễ động thổ nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 và là điểm nhấn quan trọng trong hoạt động xúc tiến đầu tư của lễ hội.Đến dự có Phó thủ tướng Trần Hồng Hà; bà Vanusia Nogueira, Tổng giám đốc Tổ chức cà phê thế giới (ICO); lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư và tỉnh Đắk Lắk; các đoàn ngoại giao, tổ chức, hiệp hội, đối tác trong nước và quốc tế.Trung Nguyên Legend là nhà máy thứ 5 trong hệ thống sản xuất của Tập đoàn Trung Nguyên Legend tại Việt Nam và là nhà máy thứ 2 tại Đắk Lắk. Đây là dự án trọng điểm nhằm nâng cao giá trị hạt cà phê robusta Buôn Ma Thuột, góp phần đưa ngành cà phê lên tầm cao mới, khẳng định vị thế "cường quốc cà phê" của Việt Nam; góp phần xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành "Thành phố cà phê của thế giới"…Dự án nhà máy cà phê Trung Nguyên có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng, triển khai theo 2 giai đoạn; trong đó giai đoạn một có quy mô gần 1.000 tỉ đồng; được trang bị công nghệ hiện đại bậc nhất từ Đức, Ý và hợp tác với các thương hiệu công nghệ số 1 toàn cầu. Đây được xem là nhà máy sản xuất cà phê lớn nhất Đông Nam Á, và là dự án trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, có vai trò đặc biệt trong việc định hình ngành cà phê Việt Nam khi tham gia vào chuỗi chế biến hết, chế biến sâu và chế biến tinh, tạo ra nguyên liệu giá trị cao từ cà phê đóng góp cho nhiều ngành công nghiệp khác.Nhà máy xây dựng trên diện tích 50.000 m2, mật độ xây dựng công trình tối đa 60%; mật độ cây xanh, mặt nước trên 20%, được thiết kế trở thành nhà máy cà phê năng lượng sinh thái - bền vững tiêu chuẩn Net Zero và hợp tác với các thương hiệu công nghệ số 1 toàn cầu. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, khẳng định việc đầu tư xây dựng nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend không chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến cà phê, mà còn mở ra những cơ hội mới, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống cho người dân địa phương và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của địa phương... Đắk Lắk có thêm khu công nghiệp trên 300 ha Cùng ngày, trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng tổ chức động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Phú Xuân tại xã Ea Đrơng, H.Cư Mgar. Công ty cổ phần DPV (thành viên Tập đoàn KDI) là chủ đầu tư dự án.Với diện tích 313 ha, KCN Phú Xuân là một trong 5 KCN trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, tập trung thu hút doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản, công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao.
Thay sedan, SUV và MPV trở thành chủ lực doanh số của nhiều hãng xe
Thịnh kể, giữa năm 2020, khi đang giữ chức phó giám đốc một khu resort, anh phải nghỉ việc để giảm bớt gánh nặng cho công ty bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Trở về quê, anh quyết định khởi nghiệp trên chính ngôi nhà gia đình đang ở.Từ ngôi nhà cấp 4, anh Thịnh sửa chữa, tân trang lại nhiều thứ. Đồng thời, vay vốn đầu tư trang thiết bị phòng nghỉ, dụng cụ ăn uống chất lượng… để du khách trải nghiệm thoải mái nhất."Tôi lên kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ và làm việc nghiêm túc. Người thân bạn bè thấy tôi tâm huyết nên mỗi người cho mượn một ít vốn, gom lại cũng hơn 100 triệu đồng. Có người cũng lo homestay không có khách, nhưng tôi có niềm tin sau khi hết dịch bệnh, du lịch Việt Nam mở cửa trở lại thì sẽ có khách quốc tế và khách nội địa", anh Thịnh kể.Tháng 10.2020, anh Thịnh xin được giấy phép kinh doanh homestay mang tên Maison du Pays de Bến Tre, với 4 phòng ngủ, sức chứa 10 - 14 khách. Để tạo nên vẻ đẹp homestay gắn với thiên nhiên, anh tự tay chọn lựa, bài trí từng góc nhỏ trong nhà. Trái ô môi, cây chổi bếp bằng rơm, cái nia bằng tre, ghế ngồi bằng cây, lu nước bằng sành… được anh kết lại với nhau tạo nên cảnh vật vùng quê yên bình, xanh mát.Đến với homestay của anh Thịnh, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động. Khách có thể học làm các loại bánh quê, cùng gia chủ nấu cơm nếp ăn kèm tép bạc đất rang nước cốt dừa; đạp xe ngắm cảnh miệt vườn. Chương trình trải nghiệm còn đưa du khách vào vườn hái bưởi, hái rau mang về homestay làm món ăn…Từ chỗ là vùng quê hẻo lánh, sau 3 năm hoạt động, giờ đây homestay của anh Thịnh trở thành điểm sáng thu hút khách du lịch. Anh còn kết nối với một số hộ dân lân cận, điển hình như anh Tám cho khách leo dừa thưởng thức nước dừa tươi; chú Chín Cường cho khách thưởng thức ca cao tươi... "Tôi luôn cố gắng kết nối các hộ dân để góp phần giúp bà con tạo ra sinh kế cho cuộc sống thêm ấm no, bình yên trên chính quê hương mình. Đặc biệt là tạo cân bằng giữa nông thôn và thành thị, giúp người dân thấy được tài nguyên bản địa và người trẻ như tôi tự tin khởi nghiệp bằng cách dùng nội lực sẵn có", anh Thịnh nói. Theo anh Thịnh, mùa khách cao điểm vào cuối tháng 10 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. Khoảng thời gian này, homestay đón tiếp đa phần khách đến từ các nước châu Âu (khoảng 90% khách quốc tịch Pháp). Cuối tuần thì có đoàn khách nội địa, chủ yếu ở TP.HCM, Hà Nội... Công suất phòng mùa cao điểm đạt trên 70%, tạo công ăn việc làm cho hơn 10 - 20 hộ dân địa phương. Người dân liên kết để tạo ra chuỗi du lịch cộng đồng ngày càng chuyên nghiệp. Hiện, anh Thịnh đang xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và trao quyền lại cho người dân để cùng phát triển. Ngoài khởi nghiệp làm du lịch, anh Thịnh còn viết sách về ẩm thực quê hương để quảng bá đến độc giả và du khách. Mỗi dịp cuối tuần, anh và cùng hàng xóm làm các món ngon gửi bán ở TP.HCM nhằm tôn vinh sản vật bản địa và giữ mối liên kết với du khách đã từng đến trải nghiệm hoặc chưa.